“Thẻ mô tả của trang web sẽ cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm khác một bản tóm tắt nội dung của trang hay bài viết. Thẻ mô tả có thể một hoặc bai ba câu đơn giản. Google có thể sử dụng nội dung trong phần mô tả làm trích đoạn cho trang, và hiển thị trong kết quả tìm kiếm nếu khớp với từ khóa người dùng tìm kiếm. Vì thế, thẻ mô tả đã từng là một trong những yếu tố quyết định thứ hạng trang web trên kết quả tìm kiếm của Google. Do hiện tại Google cập nhật thuật toán gốc và không sử dụng thẻ mô tả trong thuật toán ranking gốc. Chính vì điều đó mà nhiều người làm SEO dần lãng quên cách làm thẻ mô tả và không còn chú ý đến việc tối ưu thẻ nữa. Đó là sai lầm ảnh hưởng không nhỏ đến thứ hạng tìm kiếm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết lý do tại sao thẻ meta vẫn đóng vai trò quan trọng và cách viết thẻ meta chuẩn SEO.”– TinProxy
Mặc dù Google đã công khai không sử dụng thẻ mô tả trong ranking, và tự động trích dẫn nội dung trên trang để làm thẻ mô tả phù hợp với truy vấn của người dùng, tuy nhiên, việc viết thẻ mô tả sẽ giúp gia tăng tỷ lệ click (CTR) vào website, giúp website thu về một lượng lớn visit và tỷ lệ CTR.
Tại sao lại vậy?
Chúng ta đều hiểu rằng, người dùng khi tìm kiếm một thông tin nào đó, họ buộc phải đọc qua thông tin của một kết quả tìm kiếm trước khi click vào đường dẫn của kết quả này. Và thẻ tiêu đề cùng thẻ mô tả chính là những thông tin mà người dùng đọc đầu tiên trước khi truy cập vào website. Trong khi đó, thẻ tiêu đề lại quá ngắn và khó có thể truyền đạt đầy đủ một thông điệp quảng cáo trọn vẹn về nội dung trên trang. Lúc này, thẻ mô tả sẽ phát huy tác dụng.
Mặc dù đã công bố không sử dụng thẻ mô tả trong ranking, tuy nhiên Google lại cũng khuyến cáo các quản trị viên website cần phải giữ cho các thẻ mô tả không bị trùng lặp. Matt Cutts (cựu trưởng nhóm Google Webspam) nói rõ về vấn đề này qua video dưới:
Hai yếu tố này có ảnh hưởng rất tích cực đến ranking.
Như vậy, mặc dù không sử dụng thẻ mô tả trong ranking, nhưng thẻ mô tả vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với công cụ tìm kiếm này.
Đây là điều rất cần thiết đối với một thẻ mô tả. Việc bạn nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào trong thẻ mô tả là hoàn toàn không nên và nó sẽ không giúp cho bạn có được thêm bất cứ click nào từ người đọc. Người dùng tìm kiếm đang ngày càng thông minh hơn, và họ chắc chắn sẽ có đề phòng trước những trang web có biểu hiện spam.
Ngoài việc chèn từ khóa chính, bạn cũng cần viết một thẻ mô tả hấp dẫn giống như một lời quảng cáo ngắn gọn cho nội dung trên trang. Chính vì vậy thẻ mô tả không nên quá khô cứng và phải phù hợp với nội dung trên trang web của bạn.
Một mô tả meta chỉ nên nằm trong khoảng 135 - 160 ký tự (mặc dù gần đây Google đã thử nghiệm việc hiển thị một thẻ mô tả dài hơn). Nếu bạn viết dài hơn, Google sẽ cắt ngắn thẻ mô tả của bạn và thay bằng dấu ba chấm.
Như đã nói ở trên, Google đã khuyến cáo tất cả các SEOer không nên để thẻ tiêu đề và mô tả bị trùng lặp. Thậm chí bạn có thể không cần viết chúng, nhưng tuyệt đối không nên viết một cách trùng lặp. Google có thể phạt bạn vì sự trùng lặp này.
Bằng cách sử dụng dữ liệu có cấu trúc, bạn có thể khiến cho đoạn mô tả của bạn trở nên phong phú hơn, thu hút nhiều hơn tỷ lệ nhất chuột vào trang. Ví dụ: thêm sao xếp hạng, thêm số lượt bình chọn của khách hàng, thông tin sản phẩm, event,...
Đảm bảo meta description mô tả chính xác những gì khách truy cập sẽ thấy khi họ nhấp vào.
Việc nhận được thêm một lượt nhấp chuột nhờ trình bày sai những gì có trên trang sẽ chẳng có giá trị gì. Bạn có nguy cơ đánh mất lòng tin của khách truy cập và làm tăng tỷ lệ thoát (bounce rate). Vì vậy, hãy đảm bảo rằng trang web của bạn có thể truyền tải bất kỳ điều nào đưa ra trong meta description.
Lời kêu gọi hành động (CTA) thường hoạt động tốt nhất khi chúng khuyến khích mọi người làm điều gì đó tích cực. Hãy sử dụng một số ký tự trong meta description của bạn để thúc giục mọi người nhấp vào các cụm từ hành động như “tìm hiểu cách thực hiện”, “đọc thêm” hoặc “khám phá”.
Một trong những thay đổi lớn nhất đối với trang kết quả của công cụ tìm kiếm kể từ khi Google bắt đầu nhập cuộc là sự gia tăng của các rich snippet. Mặc dù chúng không hiển thị cho mọi tìm kiếm, nhưng đối với một số loại tìm kiếm, giờ đây bạn sẽ thấy thông tin bổ sung được bao gồm trong danh sách kết quả của công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như giá cả cho sản phẩm hoặc calo cho công thức nấu ăn.
Hãy làm quen với các loại rich snippet khác nhau và tạo thói quen bao gồm Schema Markup (ngôn ngữ dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc) trên bất kỳ trang web nào mà thông tin bổ sung có liên quan và giá trị đối với người tìm kiếm.
Có thể bạn đã đọc lại tất cả các trang web và nội dung của mình trước khi chúng xuất hiện trực tuyến, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn cũng làm như vậy đối với các meta description của mình. Nếu đã viết hàng chục hoặc hàng trăm meta description, bạn có thể dễ dàng quên bước đơn giản này. Nếu phần này bao gồm một lỗi đáng xấu hổ và xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, bạn có thể đánh mất nhiều lượt lần nhấp chuột và làm ảnh hưởng đến danh tiếng của trang.